Từ thuở sơ khai của lịch sử, con người đã làm việc cần mẫn để phát triển ra nhiều loại võ thuật hiệu quả, thậm chí là chết người, có thể được sử dụng để đối phó với các động vật hoang dã và kẻ thù ở bộ tộc khác nhau. Những môn võ nguy hiểm này hiện đã bị cấm sử dụng, nhưng một số môn vẫn được sử dụng để thi đấu.
Mỗi môn võ đều có những ưu nhược điểm riêng. Dựa trên tính ưu việt của từng môn phái, các võ sư, huấn luyện viên trên thế giới đã chọn ra những môn võ được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới.
Môn Kickboxing
Kickboxing là môn võ phát triển từ Quyền Thái, Quyền Anh và Karate. Nếu boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kickboxing kết hợp cả đấm và đá. Đây là môn võ chỉ dùng cho phái mạnh với những đòn đánh khá nguy hiểm, đầy bạo lực. Những cú đấm thôi sơn, đòn phang ống ác liệt có thể dễ dàng knock-out đối thủ nhanh chóng. Kickboxing là một trong những môn võ tự vệ và chiến đấu hiệu quả nhất hiện nay.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục thể thao khác
Môn Muay Thai
Muay Thai ra đời từ thế kỷ 16 với tên gọi lúc đầu là Muay Boran. Muay Thai sử dụng tất cả các bộ phận trên cơ thể để chiến đấu, kể cả gối và chỏ. Chính vì sử dụng gối và chỏ nên Muay Thai được coi là môn võ tàn bạo và nguy hiểm bậc nhất thế giới. Ngày nay, Muay Thai được phổ biến rộng rãi trên thế giới bởi khả năng tự vệ hiệu quả và tính chiến đấu cao. Các giải đấu Muay Thai và UFC đã trở thành các sân chơi lớn thu hút đông đảo lượng fan hâm mộ trên thế giới.
Môn Krav Maga
Krav Maga là môn võ tự vệ của quân đội Isarel. Được sáng tạo bởi võ sư Imi Lichtenfied. Krav Maga kết hợp của các môn Boxing, Savate, Muay Thai, Vịnh Xuân, Judo, Jiu-Jitsu và đô vật. Đây được xem là môn võ có tính sát thương cao và hiệu quả chiến đấu tốt nhất hiện nay với các đòn tấn công trực tiếp vào chỗ hiểm trên cơ thể như ngực, cổ, mắt, yết hầu, sương xườn. Ngày nay, môn võ này được truyền dạy rộng rãi trong quân đội các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Môn Systema
Systema là sự pha trộn giữa võ cổ truyền Nga và nhiều tinh hoa võ thuật phương Đông. Nó được sáng tạo và truyền bá bởi HLV Mikhail Ryabko. Môn võ này đòi hỏi sự tập trung cao độ, kết liễu đối thủ với các đòn nhanh mạnh, dứt khoát. Systema được truyền dạy rộng rãi, là môn võ bắt buộc và cơ bản của quân đội, cảnh sát Nga. Không chỉ dạy đòn đánh hiểm độc. Systema còn rèn luyện cả yếu tố tâm lý và thần kinh thép.
Môn Wushu Shanshou (Tán thủ)
Wushu Shanshu là môn võ thuật hiện đại và vô cùng tàn bạo; nguy hiểm của Trung Quốc. Môn võ này là sự tổng hợp từ các môn phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Vịnh Xuân Quyền. Wushu Shanshu là tinh hoa của võ cổ truyền Trung Hoa với các thế đánh độc; tàn bạo và hiểm ác. Vì tính thực chiến cao nên Wushu Shanshou được chọn là môn võ cận chiến của quân đội Trung Quốc.
Môn võ cổ truyền Việt Nam
Từ một dân tộc nhỏ bé, luôn chịu các cuộc chiến tranh xâm lược. Các bậc võ sư tiền bối Việt Nam đã đúc kết và rút ra những miếng đánh cực độc và nguy hiểm nhất. Với nguyên lý lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, hạ kẻ thù một cách nhanh nhất. Có thể nói Võ cổ truyền Việt Nam là môn võ có chiến thuật cận chiến nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài ra, võ cổ truyền Việt Nam còn có các bài quyền cước đẹp mắt và kỹ thuật dùng binh khí cực kỳ linh hoạt, uyển chuyển.
Môn Triệt quyền đạo
Người sáng lập ra Triệt quyền đạo chính là ngôi sao võ thuật điện ảnh Lý Tiểu Long. Nói về tính thực chiến thì khó ai có thể qua được Lý Tiểu Long. Ông kết hợp các môn võ Trung Hoa như Vịnh Xuân…với võ học phương Tây để tạo ra Triệt quyền đạo với nguyên lý cắt đứt đường quyền đối thủ trước khi đối thủ tung ra đòn. Triệt quyền đạo đòi hỏi tốc độ, nhãn quan tốt. Tính bền bỉ và khả năng ra đòn chuẩn xác, mạnh mẽ nhất. Nhiều võ sư còn đánh giá Triệt quyền đạo còn có tính thực chiến cao hơn cả Muay Thai lẫn Kick-boxing.
Môn Sambo
Nguồn gốc: Sambo là loại võ được phát triển bởi Hồng quân Liên Xô để cải thiện kỹ thuật chiến đấu đối kháng. Sambo là viết tắt của SAMozashchita Bez Oruzhiya, nghĩa là ‘tự vệ không có vũ khí’. Môn võ là hội tụ của các kỹ thuật chiến đấu được phát triển độc lập bởi Viktor Spiridonov và Vasili Oshchepkov. Oshchepkov đã tập luyện Judo vài năm tại Nhật Bản và đã đạt được nhị đẳng huyền đai dưới sự huấn luyện của tổ sư môn võ Judo Kano Jigoro.
Sau đó ông dạy judo trong Hồng quân. Trong khi đó, Spiridonov đã tập luyện các môn võ của Liên Xô. Cùng với niềm đam mê Jujutsu của Nhật Bản. Cả hai bị cuốn hút bởi niềm tin kỹ thuật chiến đấu tay không của quân đội Liên Xô có thể được phát triển bằng cách kết hợp kỹ thuật của các phái võ nước ngoài. Điều này khiến cả hai phát triển các kỹ thuật chiến đấu. Mà sau này được kết hợp để tạo nên Sambo.
Đặc điểm: Sambo kết hợp kỹ thuật của các môn võ thuật và thể thao như Judo (Nhu đạo); Đấu vật, Jujutsu (Nhu thuật) và võ thuật cổ truyền Liên Xô. Đặc điểm nổi bật là sự kết hợp của các đòn thế khóa xiết (grappling). Các thế vật (wrestling) và kỹ thuật đấm đá gây sát thương khi va chạm trực tiếp (striking). Một vài kỹ thuật đặc trưng của môn võ này gồm đánh ngã kết hợp kỹ thuật của judo và môn vật, kỹ năng kiểm soát đối thủ khi nằm trên mặt đất và khóa chân.